Đông trùng hạ thảo vốn được biết đến là một loại dược liệu quý hiếm và đắt tiền trong Đông Y với nhiều lợi ích về sức khỏe tuyệt vời cho mọi đối tượng. Để tìm hiểu thêm về Đông trùng hạ thảo, PDFoods xin được cung cấp thêm thông tin cho Quý khách hàng như sau:
1. Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo hình thành từ hiện tượng nấm Ophiocordyceps ký sinh trên ấu trùng bướm Thitarodes. Nấm này phổ biến ở châu Á, nơi có các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên… [1]
Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh sâu non khi đã chui xuống đất trú đông và làm chết sâu non bằng cách sử dụng hết chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến hè, nấm mọc ra từ sâu như ngọn cỏ, phát triển thành dạng cây và phát tán bào tử, đây chính là đông trùng hạ thảo.
2. Phân loại đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Trong tất cả các loại nấm đông trùng hạ thảo hiện nay, thì đông trùng hạ thảo tự nhiên là loại có giá trị nhất, vô cùng quý hiếm vì chúng chỉ xuất hiện tại những vùng có địa hình khắc nghiệt.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên được hình thành bởi sự kết hợp kỳ diệu giữa nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh trên ấu trùng bướm Thitarodes. Đây là loại nấm dược liệu có dược tính và dưỡng chất cao nhất trong các loại đông trùng hạ thảo, với giá mỗi ký có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên bị ô nhiễm và khí hậu thất thường, loại nấm này đang dần tuyệt chủng và ngày càng khan hiếm.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo
Trước sự khan hiếm và giá cao của đông trùng hạ thảo tự nhiên, con người đã nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo trong phòng thí nghiệm. Và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thành công với lĩnh vực nuôi trồng dược liệu quý này.
Đông trùng hạ thảo nhân tạo được tạo ra từ nấm Cordyceps militaris (dược tính chỉ xếp sau Cordyceps sinensis) nuôi cấy trên cơ chất để tạo thành sợi nấm và cho ký sinh lên nhộng tằm.
Quy trình nuôi cấy đòi hỏi kỹ thuật khắt khe, đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng chuẩn xác để đạt chất lượng tốt nhất.
Mặc dù là nuôi cấy nhân tạo, nhưng so với loại đông trùng hạ thảo tự nhiên thì loại đông trùng hạ thảo nhân tạo vẫn đảm bảo về hàm lượng dưỡng chất và dược tính quý.
Nhờ việc nuôi cấy thành công này đã giúp giải quyết vấn đề nguồn cung và giá thành, cho phép nhiều người tiếp cận loại dược liệu quý giá này để chăm sóc sức khỏe.
3. Các dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật cho thấy, đông trùng hạ thảo có tác dụng gây độc trực tiếp lên tế bào ung thư như biểu mô phổi, tế bào lympho, tuyến tiền liệt, vú, tế bào gan, đại trực tràng mà không ảnh hưởng đến tế bào thường.[2]
Một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của đông trùng hạ thảo trên chuột bị giảm bạch cầu sau khi xạ trị và điều trị bằng Taxol (một loại thuốc hóa trị liệu phổ biến) cho thấy đông trùng hạ thảo đã đảo ngược tình trạng giảm bạch cầu, giúp giảm các tác dụng phụ do xạ trị.[3]
Tăng cường hệ miễn dịch
Đông trùng hạ thảo kích thích thực bào và tăng sản xuất bạch cầu đơn nhân – những yếu tố tham gia vào quá trình miễn dịch.
Ở nghiên cứu trên chuột bị lupus ban đỏ, kết quả cho thấy dịch chiết từ đông trùng hạ thảo làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh và tăng tỉ lệ sống. Tuy nhiên, việc sử dụng đông trùng hạ thảo đối với bệnh nhân mắc các bệnh về miễn dịch vẫn cần nghiên cứu thêm. Trong khi đó, nghiên cứu trên chuột đã ghép tim, các nhà khoa học cũng nhận thấy những dấu hiệu khả quan trong việc chống thải ghép.[4]
Chống lão hóa
Đông trùng hạ thảo ở dạng tự nhiên hay được nuôi cấy đều có tác dụng chống oxy hóa đáng kể. Đông trùng hạ thảo chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid có thể ngăn chặn và giảm các phản ứng oxy hóa xảy ra trong cơ thể, hạn chế sự lão hóa tế bào.[5]
Hỗ trợ hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Theo nghiên cứu các nghiên cứu trên chuột bình thường và chuột mắc bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học đã nhận thấy chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có khả năng hạ đường huyết ở chuột bằng cách tăng độ nhạy cảm insulin và tăng khả năng dung nạp glucose. Do đó, bổ sung đông trùng hạ thảo giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.[6][7]
Cải thiện sức khỏe sinh lý
Từ xa xưa, con người đã sử dụng đông trùng hạ thảo để tăng cường ham muốn, đồng thời phục hồi sức khỏe sinh dục ở cả nam và nữ. Tác dụng này có được nhờ vào việc điều hòa lượng máu, tăng cường giải phóng testosterone vào huyết tương nhằm cải thiện chức năng tình dục ở nam giới.[8]
Giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng phục hồi
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đông trùng hạ thảo được sử dụng để phục hồi sức khỏe sau khi bệnh nhờ tác dụng tăng cường sức bền và sức mạnh. Tác dụng này có được nhờ vào việc tăng cường sản xuất ATP (năng lượng của tế bào), giúp giảm mệt mỏi về thể chất.
Tác dụng bảo vệ thận
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ thận nhờ khả năng chống viêm và chống nhiễm trùng đã được nghiên cứu trên chuột. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn bảo vệ thận khỏi nhiễm độc thận mãn tính do cyclosporin A (thuốc chống thấp khớp) gây ra.[9]
Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính và các bệnh liên quan
Đông trùng hạ thảo giảm viêm gan mạn tính bằng các cách sau:
- Tăng cường chức năng miễn dịch ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan giai đoạn sau.
- Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy, đông trùng hạ thảo ức chế quá trình xơ gan, giảm yếu tố tổn thương tế bào gan như lipid peroxide, TNF-α.[10]
4. Đối tượng sử dụng đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo an toàn và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do đó, loại thực phẩm này được ưu tiên sử dụng cho một số đối tượng như:
- Người cao tuổi, người vừa khỏi bệnh.
- Người bị rối loạn giấc ngủ.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc tây.
- Người bị suy giảm sức khỏe sinh lý.
5. Đối tượng không nên sử dụng đông trùng hạ thảo
Dù đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Nhưng những đối tượng sau không nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người mắc các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,..:
- Bệnh nhân cần chuẩn bị phẫu thuật.
- Hạn chế trẻ em dưới 12 tuổi
Tài liệu tham khảo
- Đông trùng hạ thảo. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_tr%C3%B9ng_h%E1%BA%A1_th%E1%BA%A3o
- Inhibitory effect of Cordyceps sinensis on spontaneous liver metastasis of Lewis lung carcinoma and B16 melanoma cells in syngeneic mice. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10230862/
- Cordyceps sinensis Health Supplement Enhances Recovery from Taxol-Induced Leukopenia. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2775070/
- Immunological alterations in lupus-prone autoimmune (NZB/NZW) F1 mice by mycelia Chinese medicinal fungus Cordyceps sinensis-induced redistributions of peripheral mononuclear T lymphocytes. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19350364/
- Antioxidant Activity In Vitro and In Vivo of Cordyceps. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92758/table/ch5-t1/?report=objectonly
- A fermentation product of Cordyceps sinensis increases whole-body insulin sensitivity in rats. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12165189/
- The anti-hyperglycemic activity of the fruiting body of Cordyceps in diabetic rats induced by nicotinamide and streptozotocin. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15050427/
- Recent findings on natural products with erectile-dysfunction activity. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12591255/
- Down-regulation of apoptotic and inflammatory genes by Cordyceps sinensis extract in rat kidney following ischemia/reperfusion. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11543822/
- Effects of Cordyceps sinensis on dimethylnitrosamine-induced liver fibrosis in rats. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16965748/